Những ưu, nhược điểm của tàu vỏ composite so với tàu gỗ và tàu sắt?

So sánh Tàu vỏ gỗ Tàu vỏ thép Tàu vỏ composite
Ưu điểm – Vật liệu cổ truyền, có sẵn trong nước

– Cách âm, chống rung tốt

– Có các tính chất cơ lý tốt, dễ dàng gia công

– Không yêu cầu kỹ thuật cao

– Điều kiện sinh hoạt thấp

– Giá thành đóng mới thấp

– Phù hợp với tập quán của bà con ngư dân Việt Nam

– Độ bền cao

– Tính kín nước cao

– Dễ tạo dáng

– Điều kiện sinh hoạt cao

– Dễ dàng áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch hiện đại.

– Khả năng kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng cao.

– Bền với môi trường: chịu nắng, mưa, hàu hà, bức xạ và khả năng chịu nước mặn.

– Không tốn nhiều thời gian và chi phí cho bảo dưỡng thân tàu.

– Dễ dàng áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch hiện đại.

– Dễ tạo dáng, gia công đơn giản.

– Phù hợp với công nghệ sản xuất hàng loạt.

– Tuổi thọ cao đến 30 năm.

Nhược điểm – Dễ bị mối, mục

– Dễ bị hà bám

– Nhiều mối ghép do vậy dễ bị phá nước;

– Khả năng chống uốn không cao.

– Chi phí sửa chữa khá lớn

– Cường độ lao động cao;

– Hiệu quả bảo quản sau thu hoạch chưa cao.

– Dễ bị rĩ, hà bám, 12 tháng phải lên ụ cạo hà sơn lườn, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa lớn nhất trong 3 loại vật liệu.

– Chi phí chuyến biển cao.

–  Độ bền va đập kém;

– Giá thành còn cao hơn tàu vỏ gỗ cùng loại (cao hơn khoảng 10-15%);

– Đa số ngư dân Việt Nam (trừ một số ít tỉnh khu vực Nam Trung bộ) chưa quen sử dụng loại tàu này.

Tàu Lates: Tàu vỏ FRP trang bị cẩu tự hành, lắp máy 425HP

Vì sao vật liệu composite được biết đến là vật liệu công nghệ cao, với nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu cá vỏ gỗ, nhưng tại sao phải mất một thời gian dài (hơn 20 năm, kể từ khi tàu VN-90 được đóng năm 1990) mới trở lên phổ biển hơn trong thời gian gần đây?

Lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi trên cần tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng có thể nêu sơ bộ 3 nguyên nhân cơ bản:

* Yếu tố tâm lý: Liên quan đến thói quen của ngư dân: Đây là yếu tố khá quan trọng, đặc biệt là đối với những con người chân chất, tài sản, thu nhập và sinh mạng của họ gắn liền với con tàu.

* Yếu tố kinh tế: Trong giai đoạn đầu, thời điểm vật liệu composite bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam, giá thành của loại vật liệu này khá đắt, và từng được xem là loại vật liệu cao cấp. Thời điểm đến trước năm 2010, giá thành vỏ tàu composite thường gấp hai lần giá thành vỏ tàu gỗ cùng loại (chỉ tính phần vỏ, không tính phần trang thiết bị).

* Yếu tố kỹ thuật: Bên cạnh nhiều ưu điểm, vật liệu composie vẫn tồn tại một số khuyết điểm cơ bản, đặc biệt điều này trở thành rào cản lớn nếu dùng là tàu cá, đó là:

–  Độ bền va đập kém, điều này vừa ảnh hưởng đến tâm lý, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác.

– Trọng lượng thân tàu thấp. Yếu tố này gây trở ngại về tốc độ và hiệu quả khai thác khi tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Có thể khẳng định, giải quyết cơ bản 3 yếu tố trên là điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu phát triển tàu cá vỏ composite.

Leave Comments

0384800400
0384800400