Con thuyền gắn bó với đời sống, sinh hoạt, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Lễ hội đua thuyền được coi là nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc và ngày càng mở rộng quy mô
- Đua thuyền từ xa xưa đã trở thành loại hình thể thao có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Lễ hội đua thuyền không chỉ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc mà đây còn là bộ môn thể hiện khí phách cũng như sức sống tiềm tàng của con người nói chung và cả dân tộc nói riêng.
Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam
Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam là loại hình văn hóa thể thao phát triển và mở rộng đều đặn hàng năm được hầu hết người dân quan tâm. Ở Việt Nam có nhiều địa điểm tổ chức cuộc đua lễ hội đua thuyền đều đặn hàng năm. Dưới đây là một số lễ hội đua thuyền tiêu biểu ở Việt Nam:
– Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng thường được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm trên dòng sông Hàn, khúc thuộc quận Liên Chiểu, như một “hủ tục” để cầu mưa thuận gió hoà, mong cho người dân miền sông nước có cuộc sống no đủ trong suốt cả năm. Mỗi năm, cuộc đua thuyền tại Đà Nẵng đã thu hút trên 20 đội thi tài, không chỉ những đội nhóm của thành phố Đà Nẵng mà còn có thêm các đội từ tỉnh lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… cùng hội tụ về tranh tài. Những chiếc thuyền rồng được trang trí cờ phướng nhiều màu sắc, oai phong rẽ nước tiến lên như vũ bão trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng trống kèn của người dân tụ tập hai bên bờ sông.
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng thật sự không ngừng ở tính chất một cuộc thi tài thể thao mà còn là hoạt động mang tính văn hóa sâu sắc, lâu đời, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của các cư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nếu có dịp một lần xem lễ hội đua thuyền trên dòng sông Hàn, du khách sẽ có những cảm nhận chân thật nhất về nét đẹp của nền văn hóa phi vật thể đất Đà Nẵng. Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng ngoài việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đây còn là một sự kiện giúp quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tế ngày càng mở rộng hơn.
– Đua thuyền Lệ Thủy
Con sông Lệ Thủy – Quảng Bình, hàng năm cứ đến rằm tháng bảy là dân khắp vùng lại nô nức về đua thuyền trên dòng Kiến Giang. Tương truyền, vùng chiêm trũng Lệ Thủy ngày xưa thường cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao.
Đua thuyền Thái Lan
Thái Lan có chiều dài lịch sử thể thao và đã trở thành một trong những nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao mang tính quốc tế rất mạnh tại vùng Đông Nam Á. Đua thuyền Thái Lan là một trong những hoạt động đánh dấu nguồn gốc nhắm vào thủy lợi tạo ra phương tiện chủ yếu vận chuyển và giao thông tại quốc vương Xiêm La. Những tỉnh khá phong phú về văn hóa truyền thống đua thuyền như: Phichit, Ayutthaya, Phitsanulok, Bang Sai,Nakhon Ratchasima, Narathiwat và Bangkok, tạo thành sân khấu để cho những cuộc đua thuyền đầy màu sắc, hấp dẫn khán giả hàng năm. Những chiếc thuyền bằng gỗ dài, thấp, phóng nhanh do các tay thợ thủ công lành nghề đóng. Thuyền lớn được đóng theo truyền thống của Thái, là kết quả của thời gian và tính cẩn thận, đồng thời còn chú ý đến từng chi tiết nghệ thuật đạt tiêu chuẩn cao nhất, được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Điều quan trọng phải chọn được từ 6 đến 60 tay chèo nam giới có thân hình cường tráng, cân đối.
Điều này là đánh giá cao quý được khi các vận động viên được chọn lọc tham gia các cuộc đua thuyền và những tay chèo được đối xử như các vị anh hùng thể thao tại phố thị, quê nhà của mình. Một tay chơi trống cự phách kiểm soát nhịp độ tiến triển và tốc lực của các anh hùng chèo thuyền, bằng cách tung ra những nhịp điệu trống dồn dập để cổ vũ thuyền chèo. Mọi tay chèo hùng hổ sẽ rẽ sóng đưa thuyền lướt băng băng theo mái đẩy xuôi theo dòng nước, bằng những bản hợp ca vang lừng.
Lễ hội đua thuyền được tổ chức đều đặn hàng năm không chỉ toát lên tinh thể hiện vẻ đẹp tinh túy về nền văn hóa của mỗi vùng miền mà đây còn là hoạt động có giá trị cần lưu giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nguồn: ST